Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2023 toàn Ngành y tế tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, gắn với nhiệm vụ khám chữa bệnh. Nhất là công tác phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm như Dại, Sốt xuất huyết và Tay chân miệng... điều tra và xử lý kịp thời theo qui định, khống chế không để lây lan diện rộng, không để xảy ra ổ dịch lớn trên địa bàn tỉnh.
Các bệnh truyền nhiễm chủ yếu khác xảy ra rải rác tại các địa phương, ghi nhận 343 ca mắc sốt xuất huyết (trong đó có 09 ca SXH nặng); chân tay miệng 1.197 ca; thủy đậu 121 ca, quai bị 19 ca, viêm não vi rút khác 06 ca, sốt rét 01 ca, liên cầu lợn 01 ca, Cúm A H1N1 01 ca và tất cả đều không tử vong; riêng bệnh dại ghi nhận 04 ca mắc và tử vong (bệnh nhân không tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh dại); so cùng kỳ 2022: 03 bệnh có số mắc giảm và 05 bệnh có số mắc tăng và 01 bệnh có số mắc tương ứng; các ổ dịch đã được xử lý kịp thời theo qui định trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận được báo cáo, vì thế đã ngăn chặn được sự lan rộng của dịch, khống chế không để xảy ra ổ dịch lớn.
Lãnh đạo TTYT huyện Châu Thành phát biểu ý kiến tại Hội nghị.
Bệnh đau mắt đỏ hiện đang xảy ra trên địa bàn tỉnh, qua ghi nhận từ ngày 11/9/2023 đến ngày 14/10/2023 với số ca mắc 22.234 ca tại 476 cơ sở giáo dục. Trước tình hình trên, Sở Y tế đã ban hành công văn hướng dẫn quy trình xử lý ổ dịch đau mắt đỏ tại cơ sở y tế; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các hoạt động: giám sát công tác xử lý dịch đau mắt đỏ tại một số cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn... hiện tại số ca đã có xu hướng giảm dần trong những ngày qua.
Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, Truyền thông GDSK, Sức khỏe môi trường, y tế trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm có chuyển biến tích cực nhờ vào công tác tuyên truyền đa dạng, phong phú qua sách báo, đài truyền thanh, truyền hình.
Lãnh đạo CDC Bến Tre phát biểu ý kiến tại Hội nghị.
Hoạt động màng lưới y tế cơ sở được duy trì thực hiện khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng công tác y tế xã; phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới. Công tác quản lý bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở được tăng cường; 100% Trạm y tế xã triển khai dự phòng, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, đái tháo đường); đã triển khai đảm bảo 100% trạm y tế xã bố trí bác sỹ phục vụ. Trạm y tế có cán bộ YHCT; 100% xã có y tế ấp hoạt động; 100% xã duy trì đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất...
Công tác Bảo hiểm Y tế cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế, thống nhất sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu để mua trang, thiết bị phục vụ phòng. Các công tác khác đều đạt và vượt theo chỉ tiêu trong năm đề ra.
Trong 9 tháng qua Ngành y tế cũng còn những khó khăn, vướng mắc, một số bộ phận người dân chưa hợp tác tốt trong công tác phòng chống dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, dại… dẫn đến vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch ngoài cộng đồng. Bệnh đau mắt đỏ xảy ra đột ngột, xuất hiện nhiều tại các cơ sở giáo dục do môi trường tập trung nhiều người, hiện tại số ca mắc đã có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây, chủ yếu do hoạt động chống dịch được triển khai một cách quyết liệt và ý thức phòng bệnh của người dân đã dần được nâng cao. Các khu công nghiệp hiện tại chưa ghi nhận số lượng ca mắc cao. Công tác tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi không đạt chỉ tiêu kế hoạch do thiếu vắc xin từ Trung ương. Bảo hiểm y tế có những khó khăn về tình trạng bất cập, chồng chéo trong văn bản hướng dẫn từ Trung ương; khó khăn quá tầm giải quyết của tỉnh chưa được Bộ Y tế hướng dẫn giải quyết; bất cập trong tính tổng mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Chuyển đổi số có những khó khăn như một số ít CCCD gắn chíp vẫn chưa tích hợp thông tin BHYT của công dân, nên không thể tra thông tin thẻ BHYT từ CCCD. Không liên thông được Giấy chứng sinh trên Cổng BHYT đối với những trường hợp bệnh nhân không có BHYT do không tra cứu được mã số BHXH hộ gia đình.
Trong 3 tháng còn lại Ngành y tế tiếp tục thục hiện công tác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế về chủ động phòng chống COVID-19; truyền thông nâng cao cảnh giác của người dân về phòng chống COVID-19 và vận động người dân tham gia tiêm vắc xin đầy đủ; chỉ đạo công tác giám sát dịch tễ nhằm phát hiện sớm các biến thể mới. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra; giám sát, phát hiện và xử lý chống dịch kịp thời, không để xảy ra dịch lớn; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, trong đó chú trọng đến bệnh SXH, TCM, dại, mắt đỏ.
Phòng, chống một số bệnh không lây nhiễm, tiêm chủng mở rộng, sức khỏe môi trường, y tế trường học, phục hồi chức năng, hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Chuẩn bị công tác kiểm tra chất lượng Bệnh viện và Trung tâm y tế cuối năm 2023.
Hội nghị cũng nghe các đơn vị thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong 9 tháng đã qua như công tác phòng, chống các loại bệnh truyền nhiễm, công tác điều trị, chuyển đổi số, công tác nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí...
Phát biểu chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Oanh đề nghị các đơn vị trực thuộc tham mưu tốt cho ủy ban các cấp về công tác phòng chống dịch bệnh. Cần giám sát và xử lí ổ dịch theo đúng qui định tránh làm lây lan trong cộng đồng. Tinh thần thái độ phục vụ trong nhân viên y tế cần hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Các đơn vị cần tập huấn về công tác hành chính, qui định về tài chính, tổ chức cán bộ, đào tạo chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ. Đặc biệt là rà soát các chỉ tiêu để kịp tiến độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 3 tháng cuối năm 2023...
Nguồn tin: Song Khang:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn