Theo báo cáo trong năm 2021 trên địa bàn tỉnh công tác ATTP được đảm bảo, có sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội, ý thức các cơ sở kinh doanh được nâng cao. Để giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra, yêu cầu đầu tiên và trước mắt đó chính là nâng cao ý thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm để góp phần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng đối với thực phẩm.
Đã phổ biến, tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là các quy định về pháp luật quảng cáo. Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương... Tuyên truyền, phổ biến các quy định về vệ sinh cá nhân trong chế biến, phục vụ thực khách, cách bảo quản và phục vụ thực khách an toàn. Trong năm 2021 số cơ sở được thanh tra, kiểm tra: 3.595 cơ sở số cơ sở vi phạm là 13 với tổng số tiền phạt trên 64 triệu đồng...
Quang cảnh hội nghị
Trong năm 2021 không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm nào. Đạt được kết quả trên là do sự chấp hành của người sản xuất và ý thức của người tiêu dùng. Công tác VSATTP được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên, sự phối hợp của các ban ngành và được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Triển khai đợt thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt. Số cơ sở vi phạm trong những đợt kiểm tra trước đã có biện pháp khắc phục và không tái phạm trong đợt kiểm tra này. Phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở vi phạm qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên do tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp nên một số cơ sở sản xuất ngưng hoạt động. Các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố do không có địa điểm cố định. Trình độ của chủ cơ sở còn thấp, hạn chế trong việc cập nhật các văn bản mới về an toàn thực phẩm nên có nhiều cơ sở vi phạm khó xử lý. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn triển khai xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm chưa triệt để do ngại va chạm. Còn có sự chồng chéo trong công tác an toàn thực phẩm giữa tuyến tỉnh, huyện và các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm. Thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành bận công việc cơ quan nên tham gia chưa đầy đủ theo thành phần đoàn thanh tra, kiểm tra.
Phát biểu ý kiến của lãnh đạo UBND Thành phố Bến Tre
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe tham luận của đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đại biểu cũng đã trao đổi ý kiến về một nội dung trong công tác kiểm tra, quản lý, xử lý vi phạm, công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm cần tăng cường, nhất là các quán ăn, cơ sở sản xuất thực phẩm, tập trung triển khai lễ phát động, truyền thông tác động nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Nguyễn Văn Oanh, Phó Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP, Phó Giám đốc Sở Y tế nhắc nhở các cơ quan đơn vị liên quan tiếp tục tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ mình trong ATTP. Hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn nhất. Tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP. Phổ biến các nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP để nâng cao hiệu quả thực thi, đưa nội dung của văn bản quy phạm pháp luật vào cuộc sống. Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về các nội dung bảo đảm ATTP.
Theo kế hoạch, tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm sẽ được tổ chức tại 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, tùy vào tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương. Uỷ ban các huyện, thành phố có thể tổ chức lễ phát động hoặc theo hình thức khác. Thời gian từ 15/4 đến 20/4, hình thức xe cổ động trên các trục đường chính của huyện, xã. Thành phố Bến Tre sẽ tổ chức Tháng hành động vì ATTP vào lúc 7 giờ 30 ngày 15/4/2022, tại Tượng đài Đồng Khởi phường 4, Thành phố Bến Tre.
Một số khẩu hiệu bảo đảm an toàn thực phẩm tháng hành động năm 2022:
1. Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022.
2. Sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng.
3. Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm không an toàn, thực phẩm kém chất lượng.
4. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn.
5. Tăng cường ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh sản xuất an toàn thực phẩm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.
6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
7. Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn.
8. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
9. Quyền cơ bản của con người là được tiếp cận thực phẩm an toàn.
10. Phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế vì sức khỏe, và sự phát triển nông nghiệp bền vững
11. Bảo đảm an toàn thực phẩm là xây dựng, củng cố niềm tin, uy tín sản phẩm Việt Nam.
12. Sản xuất, tiêu dùng nông sản hữu cơ - hướng đi bền vững cho tương lai.