WHO phê duyệt vòng âm đạo đầu tiên ngừa HIV ở phụ nữ

Thứ bảy - 04/12/2021 22:57
HIV vẫn đang tiếp tục là mối đe dọa đối với sức khỏe phụ nữ. Mới đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt vòng âm đạo đầu tiên chứa thuốc kháng virus để bảo vệ phụ nữ khỏi HIV lây truyền qua đường tình dục.
WHO phê duyệt vòng âm đạo đầu tiên ngừa HIV ở phụ nữ

1. Thiết bị làm giảm một nửa nguy cơ nhiễm HIV

Vòng âm đạo được làm bằng silicon đàn hồi, một chất liệu dẻo giống như cao su có thể dễ dàng đưa vào âm đạo và thoải mái khi sử dụng. Vòng âm đạo giải phóng thuốc kháng virus dapivirine vào âm đạo từ từ trong 28 ngày.

Hai thử nghiệm lâm sàng lớn cho thấy nó làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV-1 nói chung ở phụ nữ lần lượt là 35% và 27%, trong khi các nghiên cứu sâu hơn cho thấy nguy cơ giảm khoảng 50%.

Peter Boyd, trường Đại học Queen Belfast (Vương quốc Anh) cho biết: "Đó là một hành trình dài, nhưng chúng tôi rất vui mừng được thông báo vào Ngày Thế giới phòng chống AIDS rằng, sản phẩm vòng âm đạo mới này sẽ sớm được cung cấp cho phụ nữ để giúp giảm hơn nữa tỷ lệ lây nhiễm HIV".

Theo các nhà nghiên cứu, vòng âm đạo chứa thuốc dapivirine mới chỉ là bước khởi đầu trong mục tiêu phát triển các sản phẩm đa năng khác có thể mang lại lợi ích hơn nữa cho sức khỏe sinh sản và tình dục của phụ nữ.

Chiến vòng âm đạo này đã được cơ quan Dược phẩm Châu Âu ủng hộ sử dụng cho phụ nữ trên 18 tuổi, những người không thể hoặc không lựa chọn phương pháp uống thuốc ngừa HIV hàng ngày (PrEP).

Theo WHO, vòng âm đạo này nên được đưa vào như một phần của gói dự phòng kết hợp cho những phụ nữ có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Hiện các nhà nghiên cứu của Đại học Queen's Belfast cũng đang làm việc với IPM để phát triển một sản phẩm có thể giải phóng liên tục hai loại thuốc - dapivirine và levonorgestrel - trong ba tháng để bảo vệ chống lại cả lây nhiễm HIV qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn.

2. HIV và AIDS là gì?

HIV là viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Nó gây hại cho hệ thống miễn dịch của bằng cách phá hủy các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng. AIDS là viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối của quá trình lây nhiễm HIV. Không phải tất cả mọi người nhiễm HIV đều phát triển thành AIDS.
 

3. Tại sao phụ nữ dễ bị lây nhiễm HIV qua đường tình dục hơn nam giới?

 
HIV có thể lây lan theo những cách khác nhau. Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV là một trong những cách lây phổ biến nhất.

Phụ nữ có thể có nhiều nguy cơ bị nhiễm HIV khi quan hệ tình dục hơn nam giới. Ví dụ, mô âm đạo mỏng manh và có thể bị rách khi quan hệ tình dục. Điều này có thể cho phép HIV xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, âm đạo có diện tích bề mặt lớn có thể tiếp xúc với virus.
 

4. HIV/AIDS ảnh hưởng đến phụ nữ khác với nam giới như thế nào?

 
Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS có một số vấn đề khác với nam giới
- Các biến chứng:
  • Nhiễm trùng nấm âm đạo lặp đi lặp lại
  • Bệnh viêm vùng chậu nghiêm trọng (PID)
  • Nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn
  • Các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt
- Tăng nguy cơ loãng xương
- Tăng nguy cơ mãn kinh sớm hoặc có những cơn bốc hỏa nghiêm trọng hơn
- Các tác dụng phụ khác nhau, đôi khi nghiêm trọng hơn từ các loại thuốc điều trị HIV/AIDS.
- Tương tác thuốc giữa một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS và biện pháp ngừa thai bằng nội tiết tố.
- Nguy cơ lây nhiễm HIV cho con của họ khi đang mang thai hoặc trong khi sinh.
 

5. Có phương pháp điều trị HIV/AIDS không?

 
Không có thuốc chữa khỏi HIV, nhưng có nhiều loại thuốc để điều trị cả nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Những người được điều trị sớm có thể sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

Nguồn tin: Nguyễn Giàu (Theo SKĐS):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay22,758
  • Tháng hiện tại305,456
  • Tổng lượt truy cập41,598,265
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây