Biện pháp phòng chống bệnh Sốt xuất huyết cho trẻ

Thứ sáu - 25/10/2024 04:09
Biện pháp phòng chống bệnh Sốt xuất huyết cho trẻ
Từ đầu năm 2024 đến ngày 20/10/2024, toàn huyện Giồng Trôm ghi nhận 52 ca bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt trong 4 tuần gần đây xảy ra 26 ca, tăng gấp đôi so tháng trước. Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa, khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, đặc biệt mùa cao điểm của sốt xuất huyết là từ tháng 9 đến giữa tháng 11. Đây là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi và lây lan mầm bệnh một cách nhanh chóng.

Muỗi vằn là loại muỗi màu đen, trên thân và chân có các đốm trắng, thường cư trú ở lu, vại, hồ và những vật chứa nước do con người tạo ra. Loại mũi này thường phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt ngưỡng 20 độ C. Muỗi vằn thường cư trú trong nhà, ở những nơi có ánh sáng yếu như góc/xó tối, chăn màn, quần áo,… Muỗi thường thích đẻ trứng vào những vật chứa nước như bình hoa, lu, vại, xô nước mưa,… Trong môi trường ẩm, trứng của muỗi vằn có thể nở thành bọ gậy, phát triển thành lăng quăng và trở thành muỗi trưởng thành.

Khá nhiều người có thói quen trữ nước không đậy nắp cẩn thận, dẫn đến việc muỗi sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Mặc dù việc trữ nước vào thời điểm khô hạn là điều cần thiết nhưng nếu không bảo quản bằng việc đậy nắp kín đáo, không những góp phần giúp muỗi sản sinh mà nguồn nước sử dụng cũng không còn đảm bảo.

Bên cạnh đó, lối sống sinh hoạt “tạm bợ” cũng có thể góp phần giúp muỗi tấn công con người, chẳng hạn như: Ngủ không nằm màn, không thu gom phế liệu, phế thải, không vệ sinh nhà ở thường xuyên, không thay bình hoa thường xuyên,…

Bộ Y tế khuyến cáo dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến phức tạp và nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng. Để hạn chế sự sinh sôi của muỗi cũng như ngăn chặn chúng tấn công vào “hàng rào miễn dịch”, mọi người cần lưu ý phòng ngừa bằng các biện pháp như sau:
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh
  • Thoa kem chống muỗi, hương muỗi,… Sử dụng các sản phẩm diệt hoặc xua đuổi muỗi để hạn chế hoạt động chích đốt lên cơ thể;
  • Ngủ mùng, mặc áo dài tay: Là cách hữu ích để ngăn chặn muỗi vằn tiếp xúc đến cơ thể, hạn chế khả năng lây truyền bệnh.
Bên cạnh đó, mọi người cần thực hiện nghiêm túc các công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết như sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng

2. Thả cá vào li, chum, vại, bể nước để diệt lăng quăng, bọ gậy

3. Thường xuyên thay rửa dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa, đổ nước đọng tại khay nước thải tủ lạnh

4. Bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân tủ, kệ chén

5. Loại bỏ, lật úp các vật phế thải như chai, lọ, vỏ dừa, lốp, vỏ xe cũ, các hốc chứa nước

6. Ngủ màn, mặc quần áo dài tay phòng muỗi đốt, kể cả ban ngày

7. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy và các đợt phun hóa chất diệt muỗi.

8. Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Nguồn tin: Công Hội (TTYT Giồng Trôm):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay60,335
  • Tháng hiện tại1,610,396
  • Tổng lượt truy cập39,143,780
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây