Bệnh tuyến giáp khi nào nên siêu âm?

Thứ hai - 28/10/2024 02:46
Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh tuyến giáp ngày càng tăng, nguyên nhân phần lớn chưa được biết rõ, có thể do cơ địa, gen, tác động của môi trường, khí thải của động cơ xe cơ giới, thói quen ăn uống sinh hoạt, bức xạ từ khí hậu...
Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh tuyến giáp ngày càng tăng.
Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh tuyến giáp ngày càng tăng.

Nhiều người cho rằng nếu nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp thì mới nên siêu âm. Tuy nhiên, siêu âm tuyến giáp không chỉ ghi nhận hình ảnh của tuyến giáp, mà còn ghi nhận tất cả các cấu trúc liên quan lân cận ở vùng cổ như hạch vùng cổ; các tuyến nước bọt dưới hàm – mang tai 2 bên; các khối u bất thường trong phần mềm vùng cổ…

Bệnh tuyến giáp rất dễ nhầm lẫn

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết sản xuất hormone điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, vì vậy đây là bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ điều hòa hoạt động các cơ quan trong cơ thể như tim mạch, thần kinh, tiêu hoá.

Tuy tuyến giáp là một tuyến nhỏ, nhưng giữ vai trò vô cùng quan trọng và thường dễ bị xâm nhập, gây ra tình trạng rối loạn hoạt động cũng như bất thường trong cấu trúc tuyến giáp.

Một số bệnh lý hay gặp của tuyến giáp như: Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp cấp tính, bán cấp hay viêm tuyến giáp mạn tính.

Triệu chứng của bệnh tuyến giáp rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Bệnh lý tuyến giáp thường biểu hiện bằng tình trạng tuyến giáp to ra, to đều đối xứng hoặc không đối xứng, có thể tạo ra nhiều nhân (u) trong tuyến giáp hoặc hình thành khối bất thường ra xung quanh.

Chức năng tuyến giáp bình thường (gọi là bình giáp) hoặc có tình trạng tăng hay giảm hoạt động (cường giáp hay suy giáp). Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm như suy tim, rối loạn nhịp tim, hôn mê, thậm chí tử vong.

Việc tầm soát bệnh lý tuyến giáp sẽ giúp phát hiện các bệnh như: Suy giáp, bướu nhân tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp, điều này nhằm can thiệp sớm, nâng cao chất lượng điều trị cũng như tiên lượng sống cho người bệnh.

Siêu âm tuyến giáp để làm gì?

Siêu âm tuyến giáp như một phần của quá trình khám sức khỏe định kỳ. Siêu âm có thể cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao của các cơ quan khác, giúp bác sĩ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bạn. 

Bác sĩ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn làm siêu âm nếu nhận thấy bạn có tình trạng sưng phù bất thường, đau hoặc nhiễm trùng, điều này sẽ phát hiện ra những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra những triệu chứng này.

Siêu âm tuyến giáp được chỉ định nếu xét nghiệm chức năng tuyến giáp cho kết quả bất thường hoặc nếu bác sĩ thấy có sự phát triển bất thường ở tuyến giáp khi khám vùng cổ của bạn. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để kiểm tra bệnh suy giáp hoặc cường giáp.

Siêu âm tuyến giáp cũng có thể được sử dụng nếu bác sĩ cần tiến hành chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA) hoặc các mô xung quanh để kiểm tra.

Siêu âm tuyến giáp sẽ giúp chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp.

Dấu hiệu cảnh báo nên đi siêu âm tuyến giáp

Ngoài việc thăm khám định kỳ nếu có các dấu hiệu sau thì nên đi siêu âm tuyến giáp. Các biểu hiện bao gồm:

  • Kém tập trung và rối loạn tri giác: Đây là một dấu hiệu của tình trạng cường giáp và suy giáp do sự thay đổi của lượng hormone tuyến giáp. Cường giáp sẽ khiến cho bạn bị mất tập trung, còn suy giáp sẽ làm thay đổi tâm trạng như chán nản hay buồn bực.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Khi phụ nữ bị gặp những vấn đề về tuyến giáp thường xuất hiện tình trạng như rong kinh, cường kinh hoặc thiếu kinh.
  • Khả năng chịu nóng hoặc lạnh kém: Dấu hiệu này xảy ra bởi tuyến giáp hoạt động kém hoặc quá mức. Gầy sút cân, tim đập nhanh, run chân tay, mắt lồi… là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân cường giáp.
  • Phù hoặc giữ nước trong cơ thể: Những người bị suy tuyến giáp sẽ xuất hiện tình trạng này.
  • Có bất thường khác vùng cổ như nuốt nghẹn, sờ thấy hạch vùng cổ.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường tại tuyến giáp.

Tóm lại: Các bệnh về tuyến giáp hầu hết đều không thể phòng tránh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa đó là kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện thấy những bất thường ở cổ, hoặc có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, cùng các triệu chứng được nêu ở trên thì nên gặp bác sĩ ngay. Việc phát hiện và có biện pháp chữa trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn.

Nguồn tin: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập218
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm217
  • Hôm nay60,335
  • Tháng hiện tại1,614,597
  • Tổng lượt truy cập39,147,981
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây