Nhận biết tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh
Tiêu chảy là tình trạng tiêu phân lỏng bất thường (toàn nước) ≥ 3 lần/24 giờ.
Bệnh tiêu chảy có 3 thể lâm sàng chính:
Khi bị tiêu chảy, trẻ thường mệt mỏi, bỏ bú, đi ngoài nhiều lần, đi ngoài phân lỏng có màu vàng hoặc xanh, có thể có máu. Mất nước là biểu hiện đáng lo nhất của tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện cảnh báo theo từng mức độ như sau:
Mất nước mức độ nhẹ
Mất nước mức độ vừa
Mất nước mức độ nặng
Ngoài ra, nếu trẻ tiêu chảy có dấu hiệu sau cần đến bệnh viện ngay lập tức:
Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể dẫn đến tử vong.
Khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị đúng cách.
Đối với trẻ trên 1 tháng tuổi, bệnh tiêu chảy ở thể nhẹ có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, cần theo dõi sát sao và chăm sóc đúng. Tránh biến chứng nguy hiểm nhất là mất nước, nếu không bù nước kịp thời, mất nước có thể làm trẻ suy kiệt gây trụy mạch, suy thận cấp và tử vong.
Tại cơ sở y tế, nếu tình trạng tiêu chảy ở trẻ không quá nguy hiểm bác sĩ có thể cho mẹ tự theo dõi bé tại nhà mà không cần nhập viện. Tại nhà, cha mẹ cho trẻ dùng thuốc đúng theo chỉ định của các bác sĩ.
Chú ý bù nước cho trẻ đúng cách: Việc đầu tiên cha mẹ cần làm khi phát hiện con mình bị tiêu chảy là bổ sung nước cho trẻ. Trong giai đoạn sơ sinh, tốt nhất dùng sữa mẹ (hoặc sữa bột) để bổ sung nước theo nguồn thức ăn của trẻ. Hãy cho bé bú nhiều hơn và có thể chia nhỏ các cữ bú để giúp hệ tiêu hóa của trẻ có thể dễ dàng tiêu hóa, tránh mất nước và dinh dưỡng.
Đối với mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn bởi trẻ sơ sinh vẫn đang bú mẹ hoàn toàn, do vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Trong giai đoạn bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn các thực phẩm dễ tiêu như thịt nạc, chuối, sữa chua… Hạn chế các món chiên rán nhiều dầu mỡ, tránh tuyệt đối các thực phẩm sống, tái… để tránh làm tình trạng tiêu chảy của bé thêm trầm trọng.
Cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé như thay tã thường xuyên, rửa tay sau khi thay tã cho bé, rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và khi cho bé bú…
Cha mẹ nên rửa tay sau khi thay tã cho bé, rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và khi cho bé bú…
Lời khuyên của bác sĩ
Tiêu chảy là vấn đề hay gặp, vì vậy việc phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Việc đầu tiên mẹ cần làm là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhất là đôi bàn tay khi chăm sóc trẻ, vệ sinh vú mẹ trước khi cho trẻ bú.
Vệ sinh nhà ở, phòng ngủ khi trẻ ở sạch sẽ, tránh vi khuẩn cũng như các hóa chất vô hình khác có thể theo đó xâm nhập vào đường ruột.
Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời nếu có thể. Nếu trẻ bú sữa công thức cần đảm bảo loại sữa đó an toàn phù hợp với cơ địa của bé. Ngoài ra mẹ cũng cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo khuyến cáo của ngành y tế.
Nguồn tin: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn