- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.834.373 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 28.696 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 2.827.112 ca, trong đó có 2.291.852 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (520.790), Bình Dương (294.139), Hà Nội (203.821), Đồng Nai (100.537), Tây Ninh (89.115).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 40.164 ca/ngày.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.294.669 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.145 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.454 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 324 ca; Thở máy không xâm lấn: 96 ca; Thở máy xâm lấn: 258 ca; ECMO: 13 ca
Số bệnh nhân tử vong:Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 81 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.605 ca, chiếm tỷ lệ 1,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.163.616 mẫu tương đương 78.508.813 lượt người, tăng 75.616 mẫu so với ngày trước đó.
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 191.667.067 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 174.905.728 liều: Mũi 1 là 70.875.480 liều; Mũi 2 là 67.285.487 liều; Mũi 3 là 1.444.496 liều; Mũi bổ sung là 13.400.975 liều; Mũi nhắc lại là 21.899.290 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.761.339 liều: Mũi 1 là 8.610.021 liều; Mũi 2 là 8.151.318 liều.
Bộ Y tế dự báo trong thời gian tới, với nhu cầu đi lại và mùa lễ hội năm 2022, có thể tiếp tục ghi nhận chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng, trong bối cảnh dần mở cửa các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế trở lại sẽ làm gia tăng số nhập viện, tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến nhóm đối tượng nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền).
Để chủ động kiểm soát tình hình dịch COVID-19; Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể:
Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các hướng dẫn của Bộ Y tế về chủ động phòng chống dịch COVID-19. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" và Quyết định số 218/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các biện pháp y tế (giám sát, xét nghiệm, cách ly, điều trị,...), hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, mở cửa trường học, đi lại của người dân đảm bảo khoa học, thống nhất trong công tác phòng, chống dịch gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội.
Điều trị toàn diện, phân tầng điều trị, giảm tối đa các trường hợp tử vong là ưu tiên hàng đầu. Thực hiện nghiêm công tác phân luồng, phân tuyến; tổ chức thu dung, điều trị hiệu quả ở các tuyến.
Cung ứng và bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang bị phòng hộ..., đặc biệt là ô xy y tế tại các cơ sở điều trị.
Tăng cường tổ chức cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà; công tác kết nối, hội chẩn, theo dõi, tư vấn điều trị từ xa; kịp thời chuyển tuyến, chuyển tầng điều trị; không để xảy ra tình trạng người mắc COVID-19 không liên hệ được với cơ sở y tế, không được quản lý, theo dõi y tế, cấp phát thuốc điều trị.
Nguồn tin: Huỳnh Trang (Theo SKĐS)::
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn