Viêm màng não do não mô cầu xảy ra đột ngột gây tử vong nhanh, làm sao để phòng tránh?

Thứ hai - 28/10/2024 21:17
Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, diễn tiến rất nhanh. Trẻ em mắc viêm màng não do não mô cầu có thể tử vong trong vòng 24 giờ đầu nhập viện nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh viêm màng não do não mô cầu tiến triển rất nhanh, gây tử vong cho trẻ trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh viêm màng não do não mô cầu tiến triển rất nhanh, gây tử vong cho trẻ trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm màng não do não mô cầu thường xảy ra đột ngột

Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thường xảy ra đột ngột với hàng loạt triệu chứng như đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn và nôn, cổ cứng, có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong của bệnh rơi vào khoảng 5% đến 15%.

Bệnh có các thể lâm sàng đa dạng như viêm màng não tủy cấp có mủ, viêm khớp do não mô cầu, viêm màng trong tim do não mô cầu, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu (meningococcemia).

Những nơi có bệnh lưu hành, có khoảng 5-10% người bị nhiễm não mô cầu khuẩn ở hầu họng mà không có triệu chứng lâm sàng. Thể nhiễm khuẩn không triệu chứng thường gặp trong các vụ dịch, là nguồn lây nhiễm quan trọng trong cộng đồng.

Ca bệnh lâm sàng thường có triệu chứng sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng và có thể có đốm xuất huyết. Có những trường hợp biểu hiện mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và sốc. Có trường hợp nhiễm não mô cầu nhưng chỉ sốt và/ hoặc viêm mũi họng hoặc thậm chí không có triệu chứng lâm sàng.

Viêm màng não do não mô cầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm màng não do não mô cầu tiến triển rất nhanh, gây tử vong cho trẻ trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị kịp thời.

Khoảng 50–70% trẻ nhập viện vì viêm màng não do não mô cầu có nguy cơ tử vong. Nếu may mắn được cứu sống, vẫn có khoảng 20% trẻ bị di chứng như bại não, chậm phát triển tâm thần vận động, suy thận cấp, tổn thương gan, đoạn chi,…

Ai có nguy cơ bị viêm màng não do não mô cầu?

Viêm màng não do não mô cầu có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số đối tượng dễ mắc viêm màng não do não mô cầu nhất bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi
  • Thanh thiếu niên và thanh niên 
  • Những người sống trong môi trường đông đúc như ký túc xá hoặc doanh trại quân đội
  • Những người suy dinh dưỡng kéo dài do bất thường hệ tiêu hóa hoặc suy giảm chức năng hấp thụ đường ruột
  • Người du lịch đến các khu vực dịch tễ lưu hành như Châu Phi
  • Nhân viên phòng thí nghiệm tiếp xúc với vi khuẩn não mô cầu
  • Những người có thể tiếp xúc với vi khuẩn não mô cầu trong ổ dịch.

Ngoài ra, một số yếu tố, lối sống của bộ phận thanh thiếu niên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như:

  • Điều kiện sống đông đúc
  • Học chung cùng học sinh chuyển từ những vùng có dịch tễ lưu hành đến
  • Rối loạn chu kỳ thức ngủ
  • Hút thuốc chủ động hay bị động
  • Tập trung nơi đông người
Điều trị, phòng ngừa viêm màng não do não mô cầu

Nguyên tắc điều trị: Dùng kháng sinh như sunfamit, penicillin hoặc các kháng sinh khác là thuốc dùng để điều trị và dự phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Tuy nhiên trước khi sử dụng các thuốc này, cần phải bảo đảm chắc chắn rằng chúng vẫn còn nhạy cảm với vi khuẩn não mô cầu.

Điều trị dự phòng: bằng thuốc với các chỉ định của bác sĩ.

Điều trị đặc hiệu:

  • Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dùng ampicillin 200 mg/kg và cephalosporin thế hệ III 100 mg/kg, tiêm tĩnh mạch từ 2 đến 3 lần trong 24 giờ.
  • Trẻ dưới 10 tuổi dùng ampicillin 200 mg/kg và chloramphenicol 25 mg/kg hoặc ampicillin và cephalosporin liều như trên tiêm tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ.
  • Đối với người lớn dùng penicillin G 2 triệu đơn vị, tiêm tĩnh mạch cách 2 giờ/lần hoặc ampicillin 2 gam, hoặc cephalosporin thế hệ III 2 gam, tiêm tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ. Thời gian điều trị trung bình 10 ngày.

Phòng ngừa:

Viêm màng não do não mô cầu được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nhất là đối với trẻ nhỏ, di chứng kéo dài nên phòng ngừa là việc rất quan trọng.

Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên và người lớn dưới 45 tuổi chủng ngừa bằng tuýp B, C hoặc trẻ từ 9 tháng trở lên và người lớn dưới 55 tuổi chủng ngừa vaccine ngừa viêm màng não do não mô cầu 4 tuýp A, C, Y, W-135.

Ngoài ra tại nơi ở, trường học, lớp học phải thông thoáng sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Tại nơi có ổ dịch cũ cần tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp sốt, viêm hầu họng phục vụ cho mục đích theo dõi. Nếu có điều kiện tiến hành ngoáy họng bệnh nhân cũ và những người lân cận để xét nghiệm tìm người lành mang vi khuẩn não mô cầu.

Nguồn tin: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Hôm nay46,533
  • Tháng hiện tại1,615,266
  • Tổng lượt truy cập37,521,015
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây