Bệnh Vảy nến

Thứ ba - 12/11/2024 21:29
Bệnh Vảy nến
Bệnh Vảy nến
Vảy nến là bệnh da viêm mạn tính, hay tái phát, xảy ra khi cơ thể tăng tốc độ sản xuất tế bào da mới chỉ trong vài ngày so với vài tuần như thông thường, từ đó hình thành những mảng da màu đỏ tươi, dày, giới hạn rõ so với vùng da lành kèm tróc vảy dày, khô, hình phiến trắng bạc, căn bệnh da liễu khá phổ biến. Người bệnh mắc vảy nến thường bị ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, ửng đỏ, bong tróc da. Vảy nến nếu tái đi tái lại nhiều lần có thể gây nhiễm trùng da, viêm khớp, vảy nến mủ, đỏ da toàn thân,...

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da, vì vậy bệnh không thể truyền từ người này sang người khác được. Việc chạm vào một phần thương tổn do vảy nến trên cơ thể một người sẽ không làm cho người chạm mắc bệnh.

Những tác nhân kích hoạt bệnh vảy nến phổ biến nhất là:

- Đồ uống chứa cồn: Rượu chứa nồng độ cồn mạnh có thể gây bùng phát bệnh vảy nến. Nếu bạn đang sử dụng rượu một cách quá mức thì những đợt bùng phát vảy nến sẽ xảy đến thường xuyên hơn.

- Thuốc: Một vài loại thuốc được cho rằng là gây kích hoạt bệnh vảy nến. Những loại thuốc này gồm có: Lithium, thuốc chống sốt rét, thuốc huyết áp.

- Nhiễm trùng: Nếu bạn đang bị ốm hoặc đang chống chọi với bệnh nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ đi đến quá tải trong việc kháng lại sự viêm nhiễm. Điều này sẽ dễ khiến một đợt phát bệnh xảy ra hơn. Viêm họng liên cầu khuẩn cũng thường là một tác nhân dẫn đến vảy nến.

Vảy nến thường không nguy hiểm đến tính mạng, ngoại trừ trường hợp bệnh vảy nến toàn thân, đây là thể bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng.

Bên cạnh đó, người bệnh có nguy cơ cao mắc một số bệnh liên quan, như: bệnh tim mạch, trầm cảm, các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường.

Một số biến chứng của bệnh có thể kể đến như: Bệnh diễn biến lâu ngày có thể gây chàm hóa, lichen hoá, bội nhiễm; Ung thư da hiếm gặp; Đỏ da toàn thân; Vảy nến thể khớp có thể làm biến dạng khớp, cứng khớp, nhất là cột sống.

Để kiểm soát tốt vảy nến, người bệnh và người thân cần:

- Tìm hiểu và tránh các yếu tố khởi phát hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh.

- Tuân thủ chế độ chăm sóc da vảy nến: sử dụng dưỡng ẩm, hạn chế cào gãi,…

- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Tái khám thường xuyên và đều đặn để giúp kiểm soát và giúp phát hiện sớm các bệnh đồng mắc như viêm khớp vảy nến hay đái tháo đường,…

Nguồn tin: Công Hội (theo YHTT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập237
  • Hôm nay34,075
  • Tháng hiện tại1,684,096
  • Tổng lượt truy cập39,217,480
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây