Bệnh Truyền Lây Từ Động Vật Sang Người

Thứ ba - 24/12/2019 10:20
Trong những năm gần đây, dịch bệnh mới nổi nguy hiểm, lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao có nguồn gốc lây truyền từ động vật sang người liên tục xuất hiện như cúm A(H5N1), SARS, cúm A(H1N1), Ebola, than, dại… Theo các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những nước được coi là "điểm nóng" về các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật, trong đó có những bệnh có thể gây đại dịch.
Bệnh Truyền Lây Từ Động Vật Sang Người
Có hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người với nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau: do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm hay các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác đã được ghi nhận. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì có khoảng 60% các bệnh ở người có nguồn gốc từ động vật và có tới 75% các bệnh truyền nhiễm mới nổi có thể có nguồn gốc từ động vật.
Các bệnh nguy hiểm trên lây truyền từ động vật sang người khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa người với động vật; với sản phẩm động vật, hoặc môi trường sống của chúng. Ví dụ như lây trực tiếp qua hô hấp (bệnh cúm), qua vết cắn (bệnh dại), qua môi trường bị nhiễm (bệnh than) và qua thực phẩm (giun đủa chó, sán dãi heo, liên cầu lợn); hay gián tiếp qua vector truyền bệnh như muỗi (sốt xuất huyết, sốt rét…).
Các dịch bệnh trên là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, tàn phá sức khỏe và cướp đi sinh mạng con người, gây tổn hại cho nền kinh tế, cản trở ngành sản xuất, kinh doanh, và là trở ngại lớn của thương mại, du lịch quốc tế.
Việt Nam là một nước có mật độ dân số đông, cùng chịu ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu toàn cầu. Bên cạnh đó các tỉnh thành đều có số lượng vật nuôi lớn. Đơn cử như tỉnh Bến Tre tình hình chăn nuôi khá phổ biến, nhưng chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, không áp dụng các quy trình kỹ thuật an toàn. Nên việc ngăn chặn dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người đòi hỏi sự phối hợp đa ngành và quan hệ đối tác chặt chẽ, thường xuyên giữa hệ thống giám sát và ứng phó bệnh, giữa ngành y tế và ngành nông nghiệp - thú y. Và quan trọng nhất là cần có sự phối hợp hổ trợ của tất cả mọi người từ người chăn nuôi đến người sử dụng các sản phẩm động vật. Chủ động nâng cao ý thức cá nhân góp phần ngăn chặn dịch bệnh bùng phát tại địa phương và lan rộng trên toàn cầu.
 

Tác giả bài viết: Trường Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập246
  • Hôm nay34,559
  • Tháng hiện tại210,891
  • Tổng lượt truy cập44,428,432
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây